Tin Tức

Trang chủ

Sau nửa thế kỷ đất Việt Nam đã thoái hóa như thế nào?

10-03-2016 Lượt xem: 139

Lợi ích mà một nền nông nghiệp bền vững mang lại cho con người có phải nằm ở con số năng suất tấn, tạ? Đất đai, tư liệu sản xuất đặc biệt, đang bị thoái hóa ra sao…? Những số liệu về tốc độ thoái hóa nhanh chóng của đất nông nghiệp ở Việt Nam được nêu lên trong bài viết của GS.TS Nguyễn Vy, một chuyên gia đầu ngành về khoa học đất, có thể khiến nhiều người giật mình. Đây là những số liệu đã được theo dõi một cách có hệ thống qua một quá trình kéo dài gần năm mươi năm. Không chỉ dừng ở mức độ cảnh báo, tác giả cũng đồng thời nêu ra nhiều biện pháp khả thi để góp phần khắc phục tình trạng này.

Có thể nói, đất và rừng là hai nhân tố quan trọng nhất hợp thành môi trường, đồng thời lại quyết định sự sống còn của môi trường. Mất rừng thì đất thoái hóa nhanh, ngược lại khi đất đã kiệt quệ thì cũng khó phục hồi, tái sinh một thảm thực vật như đã từng có trên khu rừng ấy. Đất mà thoái hóa thì môi trường nước sẽ bị ô nhiễm, năng suất cây trồng sẽ giảm dần, phải áp dụng những biện pháp thâm canh, đòi hỏi vốn đầu tư lớn và tất nhiên nông nghiệp không thể phát triển bền vững. Dưới đây xin nêu khái quát diễn biến của độ phì nhiêu đất Việt Nam ở những vùng đã theo dõi có hệ thống sau gần một nửa thế kỷ.
 
Biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ. Có hai nhóm yếu tố cùng tác động: yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, các loại đất ở nước ta chịu tác động mãnh liệt của nhiệt độ cao và độ ẩm lớn, làm cho các chất hữu cơ, bao gồm mùn vốn đã có trong đất cùng với các phân hữu cơ bón vào như phân chuồng, phân xanh…khoáng hóa rất nhanh. Nếu những năm cuối thập kỷ 50 rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ vượt quá 2-3% là phổ biến thì nay đã hiếm thấy, trừ những đất dưới tán rừng. Ngay cả những loại đất thuần thục, vốn là “cái nôi của văn minh lúa nước” cũng chỉ còn trên dưới 1%. Chính vì vậy hiệu quả của những biện pháp thâm canh cổ truyền phản ánh trong ca dao, tục ngữ như làm ải, sục bùn, phơi ruộng…dựa vào phản ứng ôxy hóa - khử ôxy để  giải phóng các chất dinh dưỡng bây giờ không còn tác dụng to lớn như xưa nữa. Công bằng mà nói, chăn nuôi đã phát triển khá nhanh so với các thập niên trước nhưng vì tăng vụ, lại bị khoáng hóa nhanh nên hàm lượng hữu cơ cao phân tử tích lũy để tạo thành mùn có thể nói là không đáng kể và toàn bộ hữu cơ bón vào sau 2 vụ gieo trồng đã không còn hiệu lực. Mưa lớn lại tập trung vào một thời gian ngắn, gây nên xói mòn bề mặt theo sườn dốc và rửa trôi theo chiều thẳng đứng vào lòng đất, làm cho “bộ ba” các chất dinh dưỡng đa lượng như đạm (N) lân (P) và kali (K) giảm đi nhanh chóng. Không cần số liệu phân tích đất, ta cũng có thể thấy sự thoái hóa này thông qua hiệu lực phân bón. Nếu như những năm 60 chỉ một mình phân đạm hóa học giữ vị trí “độc tôn” thì đến thập niên 70, người nông dân đã phát hiện ra vai trò không thể thiếu được của lân và hai thập niên gần đây, nếu thiếu… “đứa em út” là kali thì không thể có năng suất cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là đối với các cây có củ, với ngô, đậu đỗ và các giống lúa năng suất cao. Số liệu phân tích gần đây cho thấy ngay cả trên đất bazan giàu P vào bậc nhất chứa bình quân tới 0,3% bây giờ phổ biến chỉ còn 0,1%, thậm chí dưới 0,05%. mặc dầu lượng phân bón vào đất có tăng nhưng ngay cả trên đất phù sa sông Hồng trồng lúa vốn giàu lân, đến nay sau nửa thế kỷ phổ biến không hơn 0,1%, nghĩa là đã giảm đi một nửa. Kali là yếu tố dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất trong đại đa số các loại đất, trước đây thường lớn hơn 1%, ngày nay do rửa trôi, do xói mòn và do số lượng hoàn trả cho đất quá ít so với lượng cây trồng đã hút để tạo nên năng suất sinh học và năng suất kinh tế, đã bắt đầu khủng hoảng trầm trọng trong lúc nguồn phân kali chủ yếu phải nhập từ nước ngoài bằng ngoại tệ. Nước tưới từ các con sông chứa cặn phù sa, nguồn bổ sung K cho đất ngày nay do xói mòn đã cạn kiệt chất dinh dưỡng này.

Đất có màu mỡ hay không, ngoài hàm lượng các chất dinh dưỡng còn cần đặc tính hóa – lý của đất, nói theo thuật ngữ là “dung tích hấp thu”, nói nôm na bằng hình tượng là “những vệ sĩ đứng gác” trên bề mặt của keo đất. Chỉ tiêu này giảm quá rõ, cả về lượng chất, nghĩa là “quân số” đã thiếu, lại ít “vệ sĩ trung thành” như canxi (Ca), magiê (Mg)…nhưng lại tăng những “tên phá hoại” như hydro (H), nhôm (Al), natri (Na)…Dung tích hấp thu giảm làm cho những cây công nghiệp và đặc biệt các giống lúa mới cũng không phát huy được tính ưu việt về năng suất. Rất ít loại đất còn giữ được tỷ lệ sét cao (các hạt nhỏ hơn 1 phần nghìn milimét) đảm bảo cho việc giữ ẩm và giữ thức ăn cho cây trồng.

Nguồn nước thải thành phố nhìn chung mới ảnh hưởng đến môi trường đất ở những vùng ven đô nhưng nếu không có biện pháp ngăn ngừa thì sẽ tràn ra sông suối làm ô nhiễm đất trên diện rộng. Tác động của con người đến sự suy thoái đất rõ nhất, gần như ai cũng biết, thể hiện ở chỗ chặt phá rừng bừa bãi làm tăng xói mòn, không những cạn kiệt nguồn dinh dưỡng đa lượng mà cả trung lượng và vi lượng. Bón phân không cân đối một mặt không tăng năng suất và hiệu quả đầu tư như mong muốn, mặt khác cũng làm ô nhiễm môi trường đất. Lượng đạm bón cho đất ở nước ta hiện nay chưa nhiều so với các nước phát triển nhưng lại tương đối lớn so với lân  và đặc biệt so với kali. Tỷ lệ ba nguyên tố đa lượng được dùng hiện nay, theo thống kê bình quân ở nhiều vùng là: 1N: 0,5P: 0,3K. Bón thừa tương đối phân đạm so với lân, đặc biệt so với kali làm phẩm chất nông sản giảm xuống rõ rệt, không phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu (thừa đạm nitrat, thiếu vitamin, chóng hỏng khi chuyên chở và bảo quản…).

Trước tình hình thoái hóa đất như đã mô tả khái quát ở trên, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất hợp lý trước khi nói đến cải tạo đất. Nói cách khác, phải tìm một hệ thống biện pháp kỹ thuật, vừa đạt năng suất cao tính bằng giá trị, vừa nâng cao hiệu quả của việc đầu tư, vừa giữ cho đất có độ phì nhiêu thực tế ổn định lâu dài. Gần như tất cả mọi người đều biết, muốn chấm dứt nạn “lũ cười, người khóc” thì phải bảo vệ rừng. Bởi thế, nói “nông nghiệp phát triển bền vững” mà không quan tâm đến bảo vệ rừng, bảo vệ đất bằng một hệ thống pháp luật có hiêu lực thực sự thì quả là siêu hình. Năng suất càng cao thì lượng chất dinh dưỡng cây trồng hút đi càng lớn. Bởi vậy phải tìm một cơ cấu cây trông tạo ra nông sản có giá trị chứ không câu nệ vào năng suất tấn, tạ. Phải bổ sung nguồn hữu cơ vào đất càng ngày càng nhiều nhờ phát triển chăn nuôi, nhờ gieo trồng những cây họ đậu vừa là thực phẩm, vừa là nguồn cung cấp  hữu cơ cho đất. Rơm rạ chứa khá nhiều kali, nếu  giải quyết được chất đốt thì nên dành “phế liệu” này cho đất. Phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về bón phân hợp lý, bón phân cân đối để một đồng vốn bỏ ra thu được lợi nhuận cao gấp 2-3 lần. Những tiến bộ kỹ thuật này đã có cụ thể trên từng loại đất, vấn đề quan trọng là phải đưa vào hoạt động thực tiễn thông qua việc nâng cao dân trí của những người trực tiếp sản xuất và sự chỉ đạo sát sao của những cán bộ ngành nông nghiệp. “Liên kết bốn nhà” chặt chẽ, trách nhiệm rõ ràng chính là tiền đề để tạo lập một nền nông nghiệp phát triển bền vững trên cơ sở không ngừng bảo vệ và bồi dưỡng đất, một tư liệu sản xuất “đặc biệt”, một đối tượng lao động “độc đáo” như định nghĩa của C.Mác cách đây hai thế kỷ.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 65(1783)
 
Tác giả bài viết: GS.TS Nguyễn Vy
prescription drug discount cards crmsociety.com coupon prescription
cialis coupons printable link lilly cialis coupons
niacin tablete movidafm.net niacin vitamin b3
sildenafil teva 100 mg celticcodingsolutions.com sildenafil teva 100 mg
nexium tablets 40mg link nexium tablets side effects
prednisolone arrow waltersgarage.com prednisolone zentiva 20 mg

Tin tức liên quan

Không có thông tin dữ liệu