Tin Tức

Trang chủ

Phân bón: Nhiều triển vọng trong năm 2019

22-05-2019 Lượt xem: 81

Năm 2018 là một năm thuận lợi cho các DN phân bón khi sản xuất hầu hết các loại phân bón 9 tháng đầu năm 2018 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2017, tăng mạnh nhất là phân DAP khi chính sách thuế tự vệ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2018. Bên cạnh đó, giá phân bón trong nước cũng tăng đáng kể do ảnh hưởng từ giá phân bón thế giới tăng và tính mùa vụ nông nghiệp, đặc biệt từ tháng 10/2018 trở lại đây.

Phân bón Đầu Trâu được ưa chuộng tại thị trường Campuchia

Song ngành này cũng gặp một số khó khăn, nhất là trong năm 2018, giá cả các mặt hàng năng lượng tăng đáng kể. Giá các mặt hàng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su… ở mức thấp cũng đã khiến nhu cầu đầu tư chăm sóc cho các loại cây này sụt giảm. Tuy nhiên, khi xét từng loại phân bón khác nhau, các yếu tố trên sẽ có mức độ tác động khác nhau đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của từng loại phân bón.

Đánh giá cao về triển vọng 2019, các chuyên gia nhận định, xu hướng phát triển ngành phân bón sẽ chuyển dịch sang phân bón chất lượng cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón và Việt Nam cũng đang dần chuyển dịch theo xu hướng này. “Trong thời gian tới, chúng tôi cho rằng nhu cầu tiêu thụ phân NPK sẽ tiếp tục tăng khi xu hướng sử dụng sản phẩm NPK chất lượng cao đang được ưa chuộng hiện nay”, đại diện CTCK Vndirect nhận định.

Một số ý kiến khác thì cho rằng, xét trong trung và dài hạn, các yếu tố về chính sách hỗ trợ nông nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ phân bón do đây là đầu vào sản xuất nông nghiệp. Theo dự báo của BMI, sản xuất nông nghiệp Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ 5,7%/năm đến năm 2025 do nhu cầu tiêu thụ nông sản nội địa và xuất khẩu. Theo đó, ngành phân bón trong nước sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khoảng 4% đến năm 2025. Còn xét trong ngắn hạn, dự báo nhu cầu tiêu thụ phân bón không tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019.

Song, yếu tố tích cực là giá nông sản được dự báo tăng nhẹ 2% trong năm 2019 do sự tăng lên của chi phí năng lượng và phân bón đầu vào. Các yếu tố trên có thể sẽ ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp trong nước nửa đầu năm 2019, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu… Về phía cung, tỷ suất lợi nhuận gộp các doanh nghiệp trong ngành sẽ ổn định trở lại sau các biến động mạnh năm 2018.

Bên cạnh đó, giá dầu thô, than được dự báo giảm nhẹ trong năm 2019 sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp phân bón. Năm 2018, giá dầu Brent đạt mức trung bình khoảng hơn 73 USD/thùng. Theo dự báo của một số tổ chức như: Worldbank, OECD hay EIA, giá dầu trong năm 2019 sẽ ổn định ở mức 72 USD/thùng. Giá than cũng được dự báo giảm đáng kể so với năm 2018, cụ thể giá than đá Úc giảm từ 197,3 USD/tấn về mức 179,7 USD/tấn, than nhiệt giảm từ 109,5 USD/tấn còn 104 USD/tấn năm 2019. Sau những biến động mạnh năm 2018, giá năng lượng giảm nhẹ trong năm 2019 sẽ giúp các doanh nghiệp đạm cải thiện biên lợi nhuận gộp của mình so với cùng kỳ khi chi phí khí, than chiếm gần 70% tổng giá vốn sản xuất.

Điểm quan trọng khác sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành phân bón đó là việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, mức thuế suất mới sẽ được áp dụng cho mặt hàng phân bón là 6%, sẽ có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ đầu chuỗi giá trị. Cụ thể, những doanh nghiệp này sẽ được khấu trừ phần thuế GTGT đầu vào thay vì tính vào giá vốn sản xuất như trước đây. Tuy nhiên, hiện tại vẫn phải chờ quyết định chính thức từ Quốc hội.

Cùng với đó, thuế tự vệ đối với phân DAP, MAP đến năm 2020 cũng sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất DAP và MAP tận dụng lợi thế cạnh tranh trong năm 2019 trước khi thuế suất về 0% từ ngày 7/3/2020.

Tin tức liên quan

Không có thông tin dữ liệu