Tin Tức

Trang chủ

Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng: Chọn đất cho cây

10-04-2016 Lượt xem: 97

Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng: Chọn đất cho cây
Cập nhật: Thứ hai, 22/12/2014
Bản đồ nông hóa thổ nhưỡng đã giúp sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) những năm gần đây ngày càng phát triển mạnh. Cây trồng có sự phân bố rõ ràng, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập.
 
Đất nào, cây trồng ấy
Là huyện thuần nông, địa hình gồm đồi núi thấp xen kẽ đồng bằng, phù hợp với phát triển nhiều loại cây trồng nhưng trước đây nông dân Hiệp Hòa chủ yếu trồng lúa. Nhiều xã vốn có truyền thống sản xuất tập trung nhưng năng suất chưa cao. Đơn cử như xã Hoàng Lương có truyền thống sản xuất rau cần nhưng trước kia nông dân vẫn chưa coi đây là cây trồng chính, hiệu quả kinh tế thấp.
Bà Nguyễn Thị Lương, thôn Linh Giang (xã Hoàng Lương) cho biết: “Gia đình tôi trồng rau cần từ hơn 10 năm nhưng mấy năm trước hiệu quả kinh tế không cao. Rau cần dễ trồng nhưng khó chăm sóc. Nhiều vụ cây đang phát triển bình thường thì bị lụi rồi chết dần. Khi có bản đồ nông hóa mới biết đó là do đất thiếu bazơ làm rễ cây không phát triển”.
Để giúp nông dân ở các xã sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, năm 2010, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chọn Hiệp Hòa làm điểm để triển khai đề tài “Nghiên cứu đánh giá chất lượng đất nông nghiệp làm căn cứ khoa học phục vụ bố trí cây trồng hợp lý cho huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
Sau một năm thực hiện, đề tài đã hoàn thành và có ý nghĩa thiết thực. Kết quả nghiên cứu và phân tích mẫu đất cho thấy: Hiệp Hòa có 4 nhóm đất chính, trong đó đất xám (Acricols) chiếm hơn 50% và nhóm đất phù sa (Fluviosols) chiếm hơn 17% tổng diện tích đất nông nghiệp. Nhìn chung các loại đất ở đây có thành phần cơ giới biến đổi từ cát, cát pha đến đất thịt pha sét; đều nghèo chất dinh dưỡng; cách chăm bón cây trồng ở các thôn, xã không giống nhau.
 
Tiến sĩ Nguyễn Quang Hải, Chủ nhiệm đề tài cho biết: “Từ kết quả phân tích các mẫu đất của 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện chúng tôi đã xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. Đồng thời đưa ra nhận định các loại cây trồng phù hợp như: Lúa, vải thiều, nhãn, rau xanh các loại có thể phát triển ở tất cả các xã; khoai lang phù hợp trồng ở các xã: Ngọc Sơn, Bắc Lý, Thường Thắng; cây bưởi, cam phù hợp trên đất Lương Phong, Đoan Bái, Thái Sơn... Có thể hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất lúa (hơn ba nghìn ha), vùng chuyên trồng rau (gần 600 ha), cây ăn quả gần 700 ha. Bản đồ thể hiện rõ từng loại đất có hàm lượng gì, tỷ lệ bao nhiêu giúp người dân biết cách chăm sóc cây trồng và cải tạo đất, bảo đảm tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp...”.

Hình thành vùng sản xuất hàng hóa
Sau khi hoàn thành, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã bàn giao toàn bộ kết quả nghiên cứu và bản hóa nông hóa cho UBND huyện và các xã quản lý; đồng thời tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn cách sử dụng bản đồ cho cán bộ chuyên môn. Nhờ hiểu rõ tính chất của loại đất, hàm lượng các nguyên tố vi lượng, chất dinh dưỡng, cán bộ khuyến nông có thể hướng dẫn nông dân điều tiết tỷ lệ phân bón, phát huy hiệu quả cao nhất trong sản xuất nông nghiệp.
Theo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa, khi bản đồ nông hóa thổ nhưỡng được ghép vào bản đồ giải thửa sẽ giúp cho huyện hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, sản xuất nông nghiệp an toàn, đồng thời bảo vệ và phát huy hiệu quả tài nguyên đất.

Theo ông Ngô Đình Long, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, bản đồ này giúp quy hoạch vùng và mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa. Điển hình như cánh đồng trồng lạc tại xã Ngọc Sơn, trồng dâu tại xã Xuân Cẩm, Mai Đình, rau màu xã Đông Lỗ… Tính đến nay, toàn huyện hình thành được 18 cánh đồng mẫu chuyên canh, trong đó có 13 cánh đồng cấy lúa, cho năng suất bình quân ước đạt 62 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn so với trước đây từ 10-12% trên cùng một đơn vị diện tích. Nhiều vùng chuyên canh khác trên địa bàn cũng cho thu nhập cao như vùng trồng bưởi Diễn, xã Lương Phong; vú sữa, xã Hoàng An; trám đen, xã Hoàng Vân…
Giai đoạn 2015-2020, toàn huyện phấn đấu dồn đổi 300 ha ruộng và xây dựng 22 cánh đồng mẫu, trong đó có 15 cánh đồng sản xuất lúa, 7 cánh đồng chuyên sản xuất rau; các xã Lương Phong, Hùng Sơn, Ngọc Sơn tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi, ưu tiên cây bưởi Diễn. Như vậy, việc quy hoạch cơ cấu cây trồng nhờ vào bản đồ nông hóa thổ nhưỡng giúp chính quyền và người dân biết cách lựa chọn giống cây trồng phù hợp.
Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ nói: “Để tiếp tục phát huy kết quả đề tài và nhân rộng, Sở cùng với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đang tiếp tục triển khai nghiên cứu bản đồ nông hóa tại các huyện: Việt Yên, Yên Dũng, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động và TP Bắc Giang. Qua đó đánh giá tài nguyên đất một cách toàn diện, làm cơ sở xác định cơ cấu cây trồng cụ thể, phù hợp với từng loại đất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn trong tỉnh”.


Theo BGĐT
 
bystolic coupons generic bystolic alternative
abortion pill abortion pill abortion pill
prescription drug discount cards crmsociety.com coupon prescription
cialis coupon free prescription drug discount card cialis coupons 2015
cialis coupons printable coupon for prescription lilly cialis coupons
concord matratzen 1world2go.com concordia versicherung
aerius medikament blog.martinhey.de aerius
zithromax saft lasertech.com zithromax
sitagliptin phosphate msds gedave.ro sitagliptin phosphate msds
tegretol smpc pallanuoto.dinamicatorino.it tegretol zdravilo

Tin tức liên quan

Không có thông tin dữ liệu