Giống keo lưỡi liềm
Cập nhật ngày: (09/05/2011)
NNVN - Keo lưỡi liềm có rễ phát triển mạnh, nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển.
Đặc điểm giống và hiệu quả kinh tế:
Keo lưỡi liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia orassicarpa A. cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae). Cây thân gỗ có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tùy môi trường sống. Nơi nguyên sản tại các đụn cát ven biển (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, còn bình thường cao 5-20m, nơi thích hợp cao tới 30m, đường kính thân ít khi to quá 50cm.
Thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiều vết nứt sâu. Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven biển. Lá già nhẵn bóng mọc thành lá kép, màu xanh lục, lá đơn hình lưỡi liềm dài 11-12cm, rộng 1-4cm, thường xanh. Hoa màu vàng nhạt gần giống hoa keo lá tràm. Quả dạng quả đậu, mọc xoắn, hạt nhẵn màu đen, khoảng 35.000-40.000 hạt/kg.
Độ cao thích hợp dưới 200m, cũng có thể trồng tới độ cao 700m so với mặt biển. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000-2.500mm, mưa theo mùa hoặc mưa tập trung vào mùa hè, chịu được khô hạn, gió Lào… Chịu nhiệt độ bình quân các tháng nóng nhất là 31-34oC, nhiệt độ bình quân các tháng lạnh nhất 15-22oC, không có sương giá. Có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cát sâu và đất sét khó thoát nước. Có thể chịu được độ mặn, đất cằn cỗi và khả năng chịu lửa tốt.
Gỗ keo lưỡi liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng cho các cây ăn quả, cây công nghiệp rất tốt. Trên các vùng đất dốc có thể trồng thành hàng rào hay băng xanh để chống xói mòn, làm băng cản lửa, chắn gió để bảo vệ đất rất hữu hiệu. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động… là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hóa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh.
Cách trồng và chăm sóc:
Ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung quả keo lưỡi liềm chín vào tháng 5-6, thu về ủ thêm 2-3 ngày rồi phơi dưới nắng nhẹ cho tách hạt đem ngâm trong nước sôi 1-2 phút, để nguội qua đêm, vớt hạt ra ủ cho nứt nanh rồi đem gieo vào bầu. Cây con đủ tiêu chuẩn đem trồng có 3-4 tháng tuổi, cao 20-25cm, bộ lá ổn định, không sâu bệnh, không bị mất ngọn.
Theo kinh nghiệm của bà con ở xã Điền Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế và khuyến cáo của Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế, khi trồng rừng trên cát bà con cần chú ý một số điểm sau:
- Chọn những nơi không bị ngập nước làm đất trồng theo hố hoặc theo băng. Kích thước hố 30x30x30cm, băng rộng 50-100cm, sâu 30-40cm. Với đất vùng đồi nên trồng mật độ từ 1.600-2.500 cây/ha với khoảng cách 3x2m hoặc 2x2m. Vùng cát di động nên trồng với mật độ 6.700 cây/ha, cát bán di động khoảng 5.000 cây/ha hoặc 3.300 cây/ha.
- Chọn thời vụ trồng thuận lợi nhất, những ngày râm mát, mưa phùn nhẹ để trồng, không trồng vào những ngày mưa to, gió lớn vì dễ bị cát vùi lấp hoặc trối rễ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của cây sau này. Trồng xong phải cắm cọc, buộc cố định cây vào cọc chống gió lay long gốc, đổ cây.
Chăm sóc: Sửa sang những cây nghiêng đổ, bị cát vùi, trồng dặm những cây chết, phát luỗng cây cỏ xâm lấn, vun xới gốc trong 3 năm đầu, mỗi năm 2-3 lần. Nếu có điều kiện bón lót 5kg/hố phân hữu cơ, bón thúc thêm 0,1kg NPK/cây/năm để có đủ dinh dưỡng sinh trưởng tốt trong thời gian đầu.
affairs with married men
link go
how to coupon at rite aid
link walgreens prescription coupons
zithromax 250mg
open sildenafil citrate 50mg
sildenafil teva 100 mg
link sildenafil teva 100 mg