Tiêu chuẩn và tiến bộ kỹ thuật

Trang chủ

Tiêu chuẩn đất trồng trọt- Phương pháp lấy mẫu

06-08-2019

Tiêu chuẩn này quy định những nguyên tắc chung của phương pháp lấy mẫu đất trồng để phân tích.

Mẫu đất là đối tượng chủ yếu của công tác phân tích đất. Mẫu đất phải điển hình, phản ảnh được đặc điểm vùng đại diện và phù hợp với yêu cầu nghiên cứu.

Với mục đích khác nhau, cách lấy mẫu và mật độ lấy mẫu khác nhau.

  1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐẤT THỔ NHƯỠNG

1.1. Mẫu đất thổ nhưỡng dùng để nghiên cứu đất về thổ nhưỡng phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, xây dựng bản đồ thổ nhưỡng hoặc nghiên cứu chi tiết tính chất đất trong một vùng nhất định.

1.2. Mẫu đất thổ nhưỡng được lấy riêng biệt theo các tầng phát sinh của phẫu diện, (nếu tầng phát sinh quá dày có thể chia thành các tầng phụ, mỗi tầng phụ lấy một mẫu).

1.3. Mật độ phẫu diện trên một vùng đất phụ thuộc địa hình, đặc điểm phân bố đất và mục đích nghiên cứu.

1.4. Vị trí phẫu diện cần điển hình cho cả vùng đất đại diện, không lấy ở vị trí quá cao hay quá thấp.

1.5. Khi đào phẫu diện, lấy mẫu đất từ dưới lên trên, bắt đầu từ tầng hình thành sát đáy phẫu diện.

Mẫu đất được lấy ở trung điểm của tầng (trừ tầng đáy lấy sát đáy và tầng mặt lấy sát bề mặt). Chiều dày lớp đất được lấy là 10 cm, khối lượng mẫu đất được lấy là 1kg.

  1. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU ĐẤT NÔNG HÓA

2.1. Mẫu đất nông hóa dùng để nghiên cứu đất về mặt nông hóa phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ nông hóa, chỉ đạo bón phân và thâm canh.

2.2. Mẫu đất nông hóa là mẫu hỗn hợp, lấy được bằng cách trộn đều nhiều mẫu riêng biệt lấy từ nhiều vị trí khác nhau trên vùng đất mà mẫu đó đại diện.

2.3. Lấy mẫu đất nông hóa vào mùa khô trước khi bón phân để trồng trọt hoặc sau khi thu hoạch.

2.4. Mẫu đất nông hóa lấy ở độ sâu canh tác, tùy theo đặc điểm cây trồng, độ sâu bón phân và yêu cầu nghiên cứu để quy định độ sâu lấy mẫu thích hợp.

2.5. Mỗi mẫu đất trồng hóa hỗn hợp gồm từ 15-25 mẫu đất riêng biệt trộn đều với nhau. Các mẫu riêng biệt được trộn đều với nhau, lấy mẫu hỗn hợp có khối lượng khoảng 0,5 kg.

2.6. Các mẫu đất được lấy trên vùng đất đại diện theo quy tắc < đường="" thẳng="" góc="">> hoặc quy tắc < đường="" dích="" dắc="">> nhằm phân bố đều vị trí các mẫu trên vùng đất.

2.6.1. Qui tắc đường thẳng góc: lấy một điểm A ở trung tâm đám đất, kẻ 2 đường thẳng vuông góc với nhau qua A. Theo 2 đường thẳng vuông góc, lấy mẫu thứ nhất ở A và tùy theo diện tích và số mẫu định lấy để xác định khoảng cách giữa vị trí hai mẫu (Hình 1)

Hình 1

2.6.2. Quy tắc < đường="" dích="" dắc="">>: theo những đường dích dắc có góc tạo thành bằng nhau, phân bố đều trên toàn bộ diện tích đám đất. Tùy theo diện tích và có số mẫu định lấy để xác định khoảng cách giữa vị trí hai mẫu (hình 2).

Hình 2

2.7. Tuyệt đối không lấy mẫu đất nông hóa ở các vị trí đặc biệt như nơi đỗ phân gia súc, phân vô cơ, vôi…. và những vị trí gần bờ.

2.8. Mật độ mẫu đất nông hóa hỗn hợp phụ thuộc vào địa hình, đặc điểm đất đai, đặc điểm cây trồng và yêu cầu nghiên cứu.

2.9. Lấy mẫu đất nông hóa bằng khoan, xẻng … Đảm bảo đúng độ sâu, đủ khối lượng và khối đất đồng đều ở toàn độ sâu lấy mẫu.

  1. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ, ĐÓNG GÓI MẪU ĐẤT NGOÀI ĐỒNG

3.1. Mẫu đất được gói bằng giấy (nếu khô), bằng túi vải. Mỗi mẫu đất đều phải có nhãn ghi rõ:

  • Số hiệu hoặc ký hiệu của mẫu;

  • Địa điểm lấy mẫu (nông trường, trạm trại, HTX);

  • Vị trí lấy mẫu (cánh đồng, đồi, thửa…);

  • Độ sâu lấy mẫu;

  • Ngày, tháng, năm lấy mẫu;

  • Tên họ người lấy mẫu

  • Cơ quan lấy mẫu;

3.2. Các mẫu đất lấy ở đồng ruộng về phải được hong khô ngay trong phòng thoáng hoặc bóng râm. Sau đó đóng gói cẩn thận. Những mẫu đất lấy để phân tích các yếu tố cần có cách xử lý riêng sẽ được quy định trong thủ tục phân tích.