Tin Tức

Trang chủ

Cải thiện tình trạng lạm dụng phân bón hóa học: Nhiệm vụ bức thiết của nông nghiệp

20-04-2016 Lượt xem: 74

Nguồn Kinh tế Nông thôn
Ngày 3 tháng 11 năm 2014


Nhiều cách làm hay

Hiện nay, trên thị trường, các loại phân bón dành cho cây trồng khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, vì có quá nhiều chủng loại phân bón, thành phần và kỹ thuật bón khác nhau nên còn nhiều hộ bón không đúng quy trình, gây lãng phí, không hiệu quả, nhất là đối với các loại phân đơn.

Xuất phát từ thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện các mô hình như “3 giảm, 3 tăng”, bón phân cân đối hợp lý, phân bón NPK khép kín chuyên dùng cho cây lúa và ngô, hiệu quả thu được tương đối khả quan.
Đơn cử như mô hình bón phân NPK khép kín trên cây lúa được thực hiện tại các cánh đồng mẫu lớn của hai huyện Đông Triều, Hải Hà và thị xã Quảng Yên với tổng quy mô 60ha. Quy trình bón phân như sau: Bón lót 20-25kg phân NPK 5-10-3 khi làm đất lần cuối; thúc lần 1 (khi lúa bén rễ) bón 8kg phân NPK 12-5-10; thúc lần 2 (khi lúa đứng cái) bón 7-8kg phân NPK 12-5-10. Kết quả thấy, cây lúa được chăm bón bằng phân NPK khép kín sinh trưởng đồng đều, lúa đẻ nhánh tập trung, lá có màu xanh bền, cây cứng, lá to và đứng, khả năng chống đổ tốt, năng suất tăng từ 5-10%.

Theo ông Lê Như Kiểu, Phó viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hiện nay, chúng ta xác định hiệu lực phân bón để xây dựng công thức bón phân chỉ dựa trên các thí nghiệm ngắn hạn nên không phản ánh đúng hiệu lực của từng yếu tố dinh dưỡng, nhất là với một số nguyên tố có hiệu lực tồn dư cao. Chính vì vậy, nhiều liều lượng phân bón khuyến cáo cao hơn so với nhu cầu của cây trồng. Những nghiên cứu gần đây trên các thí nghiệm kéo dài 6 - 8 vụ với lúa, 4 năm với càphê, ngô thấy hoàn toàn có thể bón cách vụ với lân trên đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng. Trên đất phù sa với lúa cũng có thể giảm 50% lượng kali mà không hề giảm năng suất.

Ngoài ra, mô hình bón phân NPK khép kín trên cây ngô được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ninh thực hiện tại huyện Bình Liêu cũng cho hiệu quả kinh tế cao. Với lượng phân bón: Bón lót 20-25kg phân NPK 5:10:3; bón thúc lần 1 (khi ngô 5-6 lá) lượng bón 8kg phân NPK 12:5:10; bón thúc lần 2 (giai đoạn ngô xoáy nõn) lượng bón 7kg phân NPK 12:5:10, kết quả thấy, cây ngô sinh trưởng, phát triển khỏe, bộ lá phát triển xanh cho tới khi thu hoạch. Đường kính thân lớn, bộ rễ chân kiềng phát triển, số hàng hạt/bắp lớn, tỷ lệ hạt chắc cao, năng suất tăng cao hơn từ 5-10%.

Dựa trên điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, Trung tâm Khuyến nông Lạng Sơn xây dựng mô hình trình diễn sử dụng phân viên nén dúi sâu NK cho lúa với quy mô 55ha, 440 hộ nông dân tham gia tại 11 huyện, thị của tỉnh. Mô hình góp phần nâng cao năng suất lúa, tăng hiệu quả sử dụng phân bón, đảm bảo cân đối các yếu tố dinh dưỡng cần thiết N, P, K cho cây trồng. NK là loại phân chậm tan, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng theo nhu cầu của từng giai đoạn, giúp cây trồng sinh trưởng khỏe, tăng khả năng chống chịu đối với sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, tăng thu nhập so với bón phân đơn là 290.400 đồng/sào (tương đương 8.044.080 đồng/ha).

Tại Yên Bái, xu hướng dùng phân viên nén dúi sâu cũng đang được nhiều nông dân áp dụng, với khoảng 10.000ha (55.000 hộ  tham gia). Kết quả cho thấy, năng suất các loại cây trồng cao hơn so với sử dụng phân vãi từ 10 - 20%.

Giải pháp nào?

Theo số liệu của Viện Thổ nhưỡng nông hóa, hiệu suất sử dụng đạm đối với cây lúa ở Việt Nam còn thấp, chỉ đạt từ 35 - 40%. Nguyên nhân là do bón phân chưa cân đối, chưa đúng cách và đúng lúc, trong đó lượng đạm bón quá cao so với lân và kali. Số liệu tính toán trong 5 năm liên tục (2008 - 2012) cho thấy, tỷ lệ các chất dinh dưỡng được bón N:P2O5:K2O là 3,3:1,5:1. Như vậy, lượng N sử dụng ở mức khá cao, không chỉ gây lãng phí, ô nhiễm môi trường mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Theo ông Trương Hợp Tác, Trưởng phòng Phân bón và sử dụng đất (Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và PTNT), chương trình “3 giảm, 3 tăng” là biện pháp hữu hiệu để thực hiện bón phân cân đối, giảm áp lực sử dụng phân đạm, giảm chi phí giống, công chăm sóc, giảm công phòng trừ sâu bệnh, giảm giá thành sản xuất, đồng thời đem lại lợi nhuận cao cho nông dân.

Để giảm chi phí sản xuất, cải thiện đất canh tác, bà con cũng cần tăng cường sử dụng phân hữu cơ. Phân bón có nguồn gốc hữu cơ không chỉ bổ sung nguồn dinh dưỡng mà còn có vai trò quan trọng giúp duy trì độ phì của đất, cải thiện tính chất vật lý, sinh học của đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất.

Hàng năm, một lượng lớn các chất hữu cơ còn tồn đọng trên đồng ruộng chưa được sử dụng hợp lý, thường bị đốt hoặc sử dụng với mục đích khác, vừa gây lãng phí, vừa gây ô nhiễm môi trường. Việc tổ chức xử lý nguồn hữu cơ trên đồng ruộng nhằm trả lại hữu cơ và một phần đáng kể dinh dưỡng trở lại cho đất, tiết kiệm được phân khoáng và đem lại hiệu quả sản xuất cao.
Ông Tác cho rằng, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật về sử dụng phân bón được áp dụng thành công trong sản xuất, cần tổ chức nhân rộng như: Sử dụng các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng đa lượng như: WEGH, NEB-26, Agrotain phối trộn với phân đạm…, góp phần giảm 25 - 50% lượng phân bón.

Sử dụng các loại phân bón chậm tan bằng các loại chất phụ gia để làm “áo” cho phân chậm tan, giữ cho độ ẩm của hạt phân ở trạng thái khô ráo trong quá trình bảo quản. Ưu điểm chính của phân chậm tan là các chất dinh dưỡng trong phân được giải phóng từ từ, đảm bảo cây trồng có đủ dinh dưỡng cần thiết ở mọi giai đoạn, giảm thiểu công lao động, giảm chi phí đầu tư, cây trồng ít bị sâu bệnh, giảm số lần phun thuốc trừ sâu, làm môi trường trong lành hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng các loại phân bón có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu đối với cây trồng như tăng khả năng chịu lạnh, chịu nóng, khô hạn, phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ có tác dụng tăng khả năng lưu dẫn, chống nghẹt rễ, tăng cường phát triển bộ rễ, tăng sức chống chịu của cây trồng, đem lại hiệu quả rõ rệt trước tác động của biến đổi khí hậu. Các loại phân bón thuộc nhóm này có chứa hợp chất K-humate, đất hiếm,…

Sử dụng phân bón qua lá cũng là một trong những tiến bộ kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất hiện nay. Theo ông Tác, trên thị trường hiện có khoảng 2.000 loại phân bón lá ở các dạng lỏng, viên, bột. Phân bón lá có tác dụng cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng đa - trung - vi lượng cho cây trồng, đồng thời làm tăng khả năng hút các chất dinh dưỡng đa lượng, tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây. Nếu sử dụng đúng cách sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí phân bón đa lượng và có thể tiết kiệm được 20 - 30% lượng nước tiêu tốn, đồng thời tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Cần chú ý khi sử dụng phải tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Ông Lê Như Kiểu, Phó viện trưởng Viện Thổ nhưỡng nông hóa, khẳng định, một hệ canh tác chỉ bền vững, độ phì nhiêu đất ổn định và cải thiện khi có sự hài hòa giữa hữu cơ và vô cơ. “Theo tính toán, với đàn gia súc như hiện nay thì hàng năm chúng ta có thể cung cấp cho sản xuất khoảng 120 - 150 triệu tấn phân chuồng, song trên thực tế, con số này đạt không quá 30% do hình thức chăn nuôi công nghiệp, không sử dụng chất độn chuồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chúng ta lãng phí thêm 45 - 50 triệu tấn rơm rạ. Số lượng rơm rạ này nếu được tái sử dụng thì ngoài chất hữu cơ để tạo nền thâm canh, các chất dinh dưỡng trung và vi lượng khác thì cây trồng còn có thể được cung cấp 315.000 - 350.000 tấn N, 100.000 - 115.000 tấn P2O5, 780.000 -870.000kg K2O/năm.
Ngoài ra, theo ông Kiểu, chế tài xử lý các vi phạm xem ra không triệt để, nhiều nơi buông lỏng quản lý làm cho thị trường phân bón hỗn loạn. Những vấn đề về nhóm lợi ích trong sản xuất, kinh doanh, quản lý cũng cần được xử lý và loại bỏ triệt để mới mong có một nền nông nghiệp chất lượng.

Trong diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong trồng trọt ở phía Bắc tổ chức mới đây ở Phú Thọ, TS.Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khẳng định, cải thiện tình trạng lạm dụng phân bón hóa học đang là một nhiệm vụ bức thiết hiện nay. Bên cạnh việc sử dụng các loại phân bón mới, ngành chức năng, lực lượng khuyến nông các địa phương cần khuyến khích nông dân sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh để cải thiện độ phì của đất, tạo ra sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Khánh Nguyên
coupons for prescription medications site free discount prescription cards
cialis coupons printable link lilly cialis coupons
aerius medikament blog.martinhey.de aerius

Tin tức liên quan

Không có thông tin dữ liệu