Hội thảo quốc tế đất Đông và Đông Nam Á lần thứ 16 (ESAFS 2024)
29-03-2024Lượt xem:
1084
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa vinh dự là một trong những đơn vị đồng tổ chức Hội thảo quốc tế đất Đông và Đông Nam Á lần thứ 16. Hội thảo đã thu hút rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, học giả xuất sắc về lĩnh vực khoa học đất trong và ngoài nước, đặc biệt là các quốc gia khu vực Đông và Đông Nam Á.
Trong ngày đầu tiên làm việc của hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe các bài chia sẻ của 6 chuyên gia đến từ các quốc gia: Canada, Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam. Đây đều là những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực khoa học đất được mời đến hội thảo để chia sẻ về các vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay liên quan đến chủ đề: “Sức khỏe đất và phát triển bền vững”.
PGS.TS Trần Minh Tiến - Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã có bài trình bày về chủ đề “Sức khỏe đất tại Việt Nam - Hiện trạng và giải pháp”. Bài trình bày đã giúp người nghe có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng sức khỏe đất tại Việt Nam hiện nay - một trong những vấn đề đang được các cấp chính quyền rất quan tâm và từ đó chỉ ra một số giải pháp nhằm góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng sức khỏe đất tại Việt Nam.
Ngày 27/3/2024, tại hội thảo, các diễn giả, nhà khoa học trong nước và quốc tế đã cùng trao đổi thảo luận về các vấn đề như Sức khỏe đất; Sinh thái đất và đa dạng sinh học; Độ phì của đất và dinh dưỡng cây trồng; Phân loại và lập bản đồ đất; Đánh giá đất và sử dụng đất; Thông tin về đất vùng cao; Đất rắn và đất ngập nước; Giảm thiểu và cô lập trong hệ thống đất - cây trồng; Sử dụng đất để ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Ô nhiễm đất; Suy thoái và xử lý đất; Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu đất; Quản lý đất đai; Chính sách đất đai và giáo dục về quản lý đất đai. PGS.TS Trần Minh Tiến cũng là một trong những thành viên chủ tọa điều hành hoạt động của tiểu ban “Độ phì đất và dinh dưỡng cây trồng”.
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có 5 bài trình bày tại các tiểu ban như sau:
Tại tiểu ban “Độ phì đất và dinh dưỡng cây trồng”, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa có 1 bài trình bày của TS. Đào Trọng Hùng về “Tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo từ việc cải thiện quản lý nước và dư lượng gạo: một nghiên cứu điển hình từ Việt Nam”.
Viện có 2 bài trình bày tại tiểu ban “Phân loại và lập bản đồ đất; Đánh giá đất và sử dụng đất; Thông tin về đất vùng cao; Đất rắn và đất ngập nước”:
Tại tiểu ban “Quản lý đất đai; Chính sách đất đai và giáo dục về quản lý đất đai”, Viện có 1 bài trình bày sau:
Tại tiểu ban “Ô nhiễm đất; Suy thoái và xử lý đất; Những tiến bộ gần đây trong nghiên cứu đất”, Viện có bài trình bày sau:
Nằm trong chuỗi hoạt động của Hội thảo quốc tế đất Đông và Đông Nam Á lần thứ 16, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tham gia trình bày một số kết quả nghiên cứu nổi bật trong thời gian gần đây dưới hình thức poster với 6 poster. Đó đều là các kết quả nghiên cứu nổi bật của Viện trong lĩnh vực “sức khỏe đất và phát triển bền vững”: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động về sức khỏe đất quốc gia cho Việt Nam; Tiềm năng sử dụng chế phẩm vi sinh cải tạo đất cho cây ăn quả; Ảnh hưởng của hoạt động canh tác đến mật độ giun đất tầng sâu trong canh tác cây có múi; Nghiên cứu chẩn đoán dinh dưỡng lá nhằm xác định tình trạng thiếu hụt và sử dụng phân bón thích hợp cho giống cam sành Hà Giang; Ứng dụng phần mềm trong xây dựng bản đồ trữ lượng Cacbon trong đất tại Việt Nam.
Hội thảo quốc tế đất Đông và Đông Nam Á lần thứ 16 của Liên đoàn các Hiệp hội Khoa học Đất (ESAFS 2024), với chủ đề: “Sức khoẻ đất và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thông qua hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, học giả trên toàn thế giới đã có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức cập nhật giữa các nhà khoa học đất, đặc biệt là ở các nước Đông và Đông Nam Á. Đây cũng là nền tảng để thúc đẩy Nghiên cứu & Phát triển và phổ biến kiến thức và công nghệ thu được liên quan đến khoa học đất.