Tin Tức

Trang chủ

Chỉ số trích dẫn ISI và việc đánh giá khoa học Việt Nam

02-08-2019 Lượt xem: 234

TIA SÁNG - Điểm quan trọng nhất tạo nên tên tuổi của ISI là việc đưa ra đánh giá tổng quan khách quan và minh bạch một công trình khoa học, một tạp chí khoa học hay một nhà khoa học chỉ bằng một con số. Nhưng liệu nó có chính xác không và có thể bị lợi dụng không. Trong đánh giá nghiên cứu khoa học, sử dụng dịch vụ của ISI là cần thiết, nhưng dựa hoàn toàn vào dịch vụ này là sai lầm lớn hơn nhiều so với việc hoàn toàn không sử dụng nó.

ISI và những hệ lụy
Được thành lập từ năm 1960, Viện Thông tin khoa học (ISI) ngày nay là một công ty con của Thompson Reuters Corporation. Công ty này cung cấp dịch vụ  tra cứu thông tin khoa học. Ý tưởng cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin khoa học không phải là ý tưởng mới của ISI. Chẳng hạn trong Toán học, nó đã được thực hiện từ năm 1931 bởi tạp chí mang tên ZentralBlatt MATH của Đức. Hiện nay trong toán học có tới 3 tạp chí tra cứu thông tin thường gọi là tạp chí review: ZentralBlatt MATH, Mathematical Review của Mĩ (xuất bản từ năm 1940) và Referativny Zhurnal của Nga (xuất bản từ năm 1952)1. Ngoài những thông tin cơ hữu về một công bố, dịch vụ quan trọng nhất mà các tạp chí này cung cấp là một bài bình luận (review) về nội dung của công bố đó, do một nhà khoa học gần chuyên ngành với các tác giả viết. Đã có không ít trường hợp các công trình "lọt lưới phản biện" được công bố nhưng cuối cùng bị phê phán hoặc chỉ ra chỗ sai trên các tạp chí review. Đối với một nhà toán học, bị phê phán trên một tạp chí review là một thất bại rất nặng nề, đôi người còn vì thế mà tiêu tan cả tiền đồ.

Cho tới cách đây 20 năm trong giới toán có lẽ không ai biết tới ISI. Điểm mới của ISI so với các tạp chí tra cứu ngành toán tại thời điểm đó là dịch vụ tra cứu điện tử. Có thể nói ISI đã đi trước một bước. Năm 1997 khi tôi tới làm việc tại ICTP tôi đã được các đồng nghiệp bên Vật lý giới thiệu về ISI. Khi đó họ cung cấp cho ICTP dịch vụ dưới dạng đĩa CD, với một cái giá cắt cổ mà chỉ có những trung tâm "thừa tiền" như ICTP mới chịu nổi. Tôi có thử tra cứu dịch vụ ISI nhưng chỉ cho vui. Vì dịch vụ này chỉ cho tôi biết một bài có bao nhiêu trích dẫn, còn bản thân nó nói gì thì không biết. Vì vậy nó gần như vô nghĩa cho việc nghiên cứu.

Mặc dù các nhà vật lý lý thuyết và các nhà toán học là những người đầu tiên ứng dụng Internet vào dịch vụ khoa học với website đăng tải tiền ấn phẩm xxx.lanl.gov2 của Mĩ. Các tạp chí tra

Cho tới tận ngày hôm nay, đa số các nhà toán học ở Châu Âu hay Mĩ, Nhật, không quan tâm tới ISI. Cách đây vài năm tôi có trao đổi với vài đồng nghiệp gần gũi, đều là biên tập của hai ba tạp chí thuộc hạng tốt nhất trong ngành toán. Tôi phải giải thích khá lâu họ mới "à", "ừ" và nhớ mang máng là có nghe đâu đó về Viện ISI. Xin mở ngoặc thêm rằng nhưng người này là những chuyên gia đầu ngành, vì thế họ biết rõ tạp chí nào là tạp chí tốt, thậm chí họ còn biết tạp chí nào triển vọng sẽ tốt lên hoặc ngược lại, tạp chí nào có tiếng nhưng đang trên đà đi xuống. Dĩ nhiên mối quan tâm của họ chỉ dừng lại ở vài chục tạp chí tốt nhất. Theo thiển ý của tôi, Toán học ở Châu Âu, Mĩ, Nhật, đã vượt qua "ngưỡng" ISI.

cứu ngành Toán và Lý đã chậm chân hơn so với ISI trong việc ứng dụng Internet vào dịch vụ tra cứu khoa học. Nhưng điểm quan trọng nhất tạo nên tên tuổi của ISI chính là vị họ đã đáp ứng được yêu câu của các nhà quản lý khoa học, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Đó là việc đưa ra đánh giá tổng quan một công trình khoa học, một tạp chí khoa học hay một nhà khoa học chỉ bằng một con số. Việc đánh giá cũng tỏ ra hết sức khách quan và minh bạch. Không cần bất cứ một hội đồng nào, chỉ cần một cô thư ký thạo việc cũng có thể sắp hạng tất tật các nhà khoa học từ trên xuống dưới.

Không có gì phải phàn nàn về sự minh bạch cũng như khách quan của chỉ số này, nếu so sánh với những phương pháp đánh giá trước đó. Vấn đề là ở chỗ nó có chính xác không và nó có thể bị lợi dụng không. Hãy tưởng tượng tại một cuộc thi Piano, người thắng cuộc sẽ là người chơi lâu nhất. Rõ ràng tiêu chí "chơi lâu nhất" là một tiêu chí rất minh bạch nếu so sánh với các tiêu chí truyền thống khác. Và với tiêu chí này thì chẳng cần ban giám khảo nào nữa cả. Tất nhiên với thời gian ta sẽ cần bác sỹ, để kiểm tra xem các nghệ sĩ Piano có sử dụng doping hay không. Tình trạng "doping trích dẫn" cũng đang xảy ra trong khoa học.

Có lẽ các nhà toán học, trong đó có cả các nhà thống kê học, là những người dị ứng nhất với "chỉ số trích dẫn" của ISI. Liên đoàn Toán học thế giới (IMU), cơ quan có uy tín nhất của cộng đồng toán học thế giới3 , đã lập ra một ủy ban điều tra về sự lạm dụng chỉ số trích dẫn. Ủy ban này, năm 2008 đã đưa ra một báo cáo dài 26 trang4 , chỉ trích nặng nề chỉ số này. Những kết quả chính mà họ rút ra không nằm ngoài suy nghĩ chung của cộng đồng toán học: Chỉ số trích dẫn là một chỉ số cần thiết để góp phần đánh giá một công trình khoa học, một tạp chí hay một nhà khoa học. Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số này để đánh giá, vì nó, như tất cả các chỉ số thống kê khác, không thể đưa ra được đánh giá chính xác cho một cá thể. Ngoài ra sự chính xác cũng như khách quan của nó cũng không được kiểm chứng.

Gần đây hơn ông Douglas Arnold, Chủ tịch Hôi toán Ứng dụng và Toán công nghiệp thế giới (SIAM) - một hội thành viên của IMU, có bài viết nhan đề "Khi sự chính trực bị tấn công", đề cập đến những hệ lụy của chỉ số trích dẫn5 . Trong bài viết của mình Arnold đã chỉ đích danh một tạp chí của một nhà xuất bản uy tín đã ngụy tạo trích dẫn. Ông còn đưa ra cảnh báo về khả năng một nhóm các nhà khoa hay tạp chí cộng tác trong việc ngụy tạo trích dẫn: người này trích của người kia, tạp chí này trích của tạp chí kia, và ngược lại.

ISI để đánh giá khoa học Việt Nam?
Việc Quỹ NAFOSTED sử dụng tiêu chuẩn có công trình đăng trên các tạp chí được ISI thống kê như là một tiêu chí cứng để quyết định việc tài trợ nghiên cứu cho một nhà khoa học, tuy còn thô, nhưng tại thời điểm được sử dụng nó là một tiêu chuẩn khá khách quan và minh bạch. Có thể ví tác động của tiêu chí này tới khoa học Việt Nam như một loại kháng sinh đặc trị cho một cơ thể bị bệnh. Tuy nhiên sẽ có một số  nguy cơ xấu của việc chỉ dựa một mình vào tiêu chí này để đánh giá và xét duyệt đề án, cá nhân:

- Tất cả các chỉ số đều có thể được ngụy tạo. Một khi chỉ số trích dẫn theo ISI được coi là then chốt trong việc đánh giá khoa học, sẽ có rất nhiều tạp chí tìm cách được vào danh sách thống kê của ISI. Họ sẽ tìm nhiều cách để làm việc này, trong đó có thể có cả những cách không đàng hoàng như ngụy tạo trích dẫn, vận động hành lang với các hội đồng xét duyệt của ISI, đưa ra các điều kiện tài chính với ISI như cam kết sử dụng dịch vụ...

- Nếu chất lượng nghiên cứu được đo bằng số công trình, các tác giả sẽ có khuynh hướng chia nhỏ các kết quả để đăng thành nhiều công trình, chạy theo những vấn đề dễ để nhanh chóng có công bố. Đặc biệt phong cách này sẽ dễ được những nghiên cứu viên mới vào nghề tiếp thu, hệ quả là khoa học Việt Nam có thể tăng về lượng nhưng không tăng, thậm chí giảm về chất. Hãy lấy ví dụ của Ngô Bảo Châu. Công trình dày 200 trang của anh, nếu không được cộng đồng quốc tế công nhận qua giải Fields thì cũng chỉ được hội đồng toán của NAFOSTED cho tối đa là 2 điểm. Có nhà khoa học nào tại Việt Nam ở thời điểm này dám bỏ ra 2-3 năm viết một công trình 200 trang để nhận 2 điểm?

- Các tạp chí khoa học của Việt Nam đang bị ảnh hưởng rất tiêu cực bởi tiêu chí ISI. Khi mà không có một tạp chí khoa học nào của Việt Nam nằm trong danh sách ISI thì việc công bố công trình ở các tạp chí đó gần như là vô nghĩa đối với NAFOSTED. Vì thế thậm chí các công trình của nghiên cứu sinh cũng sẽ được gửi ra nước ngoài nếu chúng có một chút chất lượng. Thực tế này đang xảy ra tại hai tạp chí toán uy tín nhất của Việt Nam. Mặc dù Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang thực hiện các đề án nâng cao chất hai tạp chí này với kinh phí không hề ít so với tổng kinh phí mà NAFOSTED dành cho ngành toán trong 2 năm qua, tình hình cũng chưa có mấy khả quan.

Một số nhà khoa học cho rằng việc các tạp chí Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tiêu chí ISI chẳng có gì đáng quan tâm. Quan điểm của họ là: Tôi đăng nhiều bài trên tạp chí ISI chứng tỏ tôi

Việc các nhà quản lý khoa học, đặc biệt ở các nước đang phát triển như Việt Nam, sử dụng các thông tin về trích dẫn từ ISI để đánh giá khoa học là điều dễ hiểu. Nền khoa học ở đó yếu, dễ xảy ra tình trạng vàng thau lẫn lộn. Bản thân các nhà quản lý chịu sức ép từ nhiều phía. Một cách tự nhiên họ sẽ thiên về sử dụng những hệ thống đánh giá "nhập khẩu", đã có tên tuổi, nhãn mác. Cũng như với các mặt hàng "tầm trung" khác, các nước này trở thành thị trường tiêm năng nhất của ISI.

giỏi, anh chỉ có bài trong nước rõ ràng anh kém, trắng đen rõ ràng. Nói cách khác, đối với họ, các tạp chí trong nước hoàn toàn không có ý nghĩa. Theo tôi, suy nghĩ có một phần đúng nhưng vô trách nhiệm. Mục đích cuối cùng của chúng ta là có một nên khoa học đích thực, có vị trí trong khu vực và trên thế giới, chứ không phải là một nhóm các nhà khoa học có nhiều công bố ISI được vinh danh dài dài. Nếu chúng ta khuyến khích các nhà khoa học trẻ tìm mọi cách công bố công trình với mác ISI để có nhiều tài trợ nghiên cứu, chúng ta sẽ chỉ lãng phí tiền để tạo ra một tầng lớp ăn bám cổ cồn trắng chứ không bao giờ đạt được mục đích về một nền khoa học tiên tiến. Tôi có thể chỉ ra đích danh một nhóm nghiên cứu trong một lĩnh vực hẹp của toán học ở một nước đang phát triển, có rất nhiều công bố, nhưng đa số là giấy lộn. Lý do của tình trạng này là số tiền tài trợ nghiên cứu của họ được tính theo số công bố khoa học.

Một số kiến nghị
Từ những suy nghĩ trên, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với Quỹ NAFOSTED nói riêng cũng như cho công tác quản lý khoa học nói chung, theo thứ tự ưu tiên của tính cấp thiết.

1. Tiếp tục sử dụng tiêu chí cứng ISI để đảm bảo chất lượng sàn. Có thể yêu cầu các nhà khoa học chứng tỏ khả năng nghiên cứu của mình bằng khả năng công bố trên các tạp chí ISI, tối thiểu a công trình trong vòng b năm, các số a, b cụ thể phụ thuộc vào thực trạng khoa học của từng ngành. Nhưng ngoài đòi hỏi tối thiểu này cần có chính sách đặc biệt để động viên các nhà khoa học công bố trong nước, trên những tạp chí "điểm" của các ngành. Chẳng hạn coi các tạp chí này ngang hàng với các tạp chí ISI. Thậm chí đối với những nhà khoa học đã có thành tích công bố rất tốt, nên có cơ chế đặc biệt để khuyến khích họ công bố trong nước nhiều hơn6.

2. Thực trạng của các ngành khoa học Việt Nam khác nhau, một số ngành tiếp cận hơn tới trình độ khu vực và thế giới như Toán học và Vật lý. Vì thế hệ thống tiêu chuẩn cần được cân nhắc sao cho phù hợp với từng ngành, tránh tình trạng cào bằng, đẩy anh này lên nhưng lại vô tình gạt anh kia xuống. Các hội đồng ngành là bộ phận tham mưu tốt nhất về các tiêu chí cho ngành của mình.

3. Cố gắng giảm tình trạng đếm cơ học trong đánh giá nghiên cứu (nếu chỉ đếm số công trình thì không cần gì tới chuyên gia). Với một vài ngành

Sẽ rất nguy hiểm nếu chỉ sử dụng duy nhất chỉ số ISI để đánh giá, vì nó, như tất cả các chỉ số thống kê khác, không thể đưa ra được đánh giá chính xác cho một cá thể. Ngoài ra sự chính xác cũng như khách quan của nó cũng không được kiểm chứng.

như Toán học và Vật lý, chuẩn ISI là quá thấp, vì thế cần có các chuẩn đánh giá mịn hơn. Cụ thể đưa ra phân loại tạp chí thành 4-5 nhóm để tham khảo trong việc đánh giá chất lượng công bố. Danh sách này có thể do hội đồng khoa học ngành lập và tham khảo thêm ý kiến của phản biện nước ngoài để tăng tính khách quan7 . Với những ngành khác cũng có thể lập bảng phân loại cho các tạp chí ở trình độ tương ứng với thực trạng của ngành.

4. Chủ trương "thưởng theo công trình" có thể được sử dụng để động viên các nhà khoa học, đặc biệt là những người mới vào nghề, công bố ở các tạp chí có chất lượng. Tuy nhiên cần tránh tình trạng "đếm bài ăn tiền". Chẳng hạn có thể hạn chế số bài được thưởng trong một năm, mặt khác chú ý nhiều hơn tới chất lượng của công trình như trong đề xuất 3. ở trên.

5. Hoàn thiện quá trình đánh giá khoa học theo hướng lấy chuyên gia đánh giá làm nòng cốt. Những đánh giá về một nhà khoa học cụ thể chính xác nhất là những đánh giá do những đồng nghiệp cùng chuyên ngành của anh ta, trong nước hoặc quốc tê, đưa ra. Đánh giá của một cá nhân bao giờ cũng có vẻ chủ quan hơn những con số thống kê, nhưng nếu những đánh giá đó được gắn liền với trách nhiệm và uy tín của người đánh giá thì nó chính xác hơn nhiều. Cuối cùng thì những nhà quản lý khoa học phải dựa vào chính những nhà khoa học để thực hiện công việc quản lý của mình. Vì bản chất của việc quản lý khoa học là để tạo điều kiện cho các nhà khoa học phát huy được hết khả năng của mình.

Chú thích:
 1Các địa chỉ mạng là: http://www.zentralblatt-math.org/portal/en/http://www.ams.org/mathscinet v http://www.viniti.ru/pro_referat.html
  2Dịch vụ này ra đời trước cả dịch vụ sex trên mạng, xem http://en.wikipedia.org/wiki/Arxiv
 3Nơi trao giải thưởng Fields.
  4Xem bản dịch trên Thông tin Toán học www.vms.org.vn
  5Xem bản dịch trên Thông tin Toán học www.vms.org.vn
  6Trong những năm 30 chính quyền Xô Viết đã cấm các nhà khoa học của mình công bố ra nước ngoài, điều đó đã góp phần tạo ra chất lượng cho các tạp chí Xô Viết.
  7Chẳng hạn, Quỹ nghiên cứu của Úc, Australian research council, có một bảng xếp hạng tạp chí của nhiều ngành, có thể tham khảo.

Tin tức liên quan

Không có thông tin dữ liệu